5 Thói quen trong bếp khiến vòi rửa bát nhanh hỏng mà bạn không biết
Bạn có bao giờ gặp cảnh này chưa?
Vòi rửa bát mới mua chưa đầy một năm, tự nhiên chảy rò rỉ ở đầu van. Tay gạt lỏng như sắp rớt. Dùng vòi dây rút thì dây không thu lại, rút ra nghe cộp cộp như kẹt gì bên trong. Mỗi lần rửa bát là thấy bực.
Và rồi mình lại nghĩ: “Chắc tại mua phải đồ dỏm.”
Nhưng không hẳn vậy.
Rất nhiều vòi tốt, dùng đúng thì 4–5 năm chưa hề hấn gì. Còn nếu dùng sai, xài kiểu “vô tâm” thì loại xịn mấy cũng xuống cấp rất nhanh.
Dưới đây là 5 thói quen trong bếp tưởng vô hại, nhưng lại là nguyên nhân khiến vòi rửa nhà bạn mau hỏng – và cách sửa lại cho đúng.
Mở – đóng vòi như đang gồng tay tập gym
Thói quen phổ biến nhất: gạt tay quá mạnh, đóng cái “rầm”, mở cái “bụp”.
Cái vấn đề là: bên trong một chiếc vòi rửa tưởng chắc chắn đó, phần van đóng mở lại là bộ phận cực kỳ tinh tế. Nó có thể là:
Lõi sứ cao cấp (đắt tiền)
Hoặc nhựa cứng kỹ thuật (phổ thông)
Nhưng dù là loại nào, nó cũng không thiết kế để chịu lực quá mạnh liên tục. Cứ mỗi lần mình "ra tay dứt khoát", là nó lại mòn một chút, nứt một chút, lỏng một chút.
Kết quả sau vài tháng:
Tay gạt bắt đầu lỏng lẻo, vặn lên xuống thấy “rơ”
Lâu lâu bị xì nước ở phần thân vòi – nhất là chỗ cổ xoay
Có nhà còn gặp cảnh nước không khóa hẳn được → cứ nhỏ giọt cả đêm nghe “tí tách tí tách” phát stress
Vậy dùng sao cho đúng?
Mở vòi: gạt nhẹ tay theo hướng lên, từ tốn, dứt khoát – không “quất”
Đóng vòi: đưa tay về vị trí khóa, nhấn vừa đủ lực, không cần ép mạnh
Nếu dùng vòi cần xoay (loại cổ cao): xoay bằng cả tay, đỡ vào cổ vòi – không cầm mỗi đầu gạt mà vặn
Tưởng nhỏ, nhưng nếu bạn để ý chỉnh lại một chút thôi, cái vòi có thể dùng 5 năm vẫn mượt như lúc mới lắp. Còn cứ “gồng tay tập gym” mỗi ngày, 6 tháng là gọi thợ không chừng.
Treo khăn lên cổ vòi
Đây là thói quen 80% gia đình Việt mắc phải: giẻ rửa chén, khăn lau tay, lưới cọ xoong... treo hết lên cổ vòi. Cứ như cái vòi là móc đa năng cao cấp vậy đó.
Bạn tưởng tượng nha: cái cổ vòi vốn thiết kế để xoay tới xoay lui nhẹ nhàng, mà giờ gánh thêm 300gr khăn + ẩm ướt suốt ngày → ê vai, trẹo khớp là chuyện hiển nhiên.
Lâu ngày thì sao? Lệch cổ, chảy nước ở phần gốc, xoay không nổi. Mà thậm chí còn nứt luôn nếu là vòi nhựa mạ.
Mẹo nhỏ: Đầu tư một cái móc dán gần bồn rửa, 15k thôi mà cái vòi biết ơn bạn lắm đấy.
Không bao giờ vệ sinh đầu vòi – vì “nó sạch mà?”
Thật ra không đâu bạn ơi. Cái đầu vòi nhìn tưởng sạch chứ bên trong là ổ cặn canxi, rong rêu, thức ăn li ti bắn vào đấy.
Vòi dùng 2-3 tháng mà không vệ sinh, nước bắt đầu xịt lệch như vòi sen… hư cấu. Có khi còn bắn tung toé như trúng gió.
Mà bạn biết điều tệ nhất là gì không? Vi khuẩn ở đầu vòi có thể lan ra rau sống, chén bát – ảnh hưởng đến sức khoẻ cả nhà.
Làm sao khắc phục?
Mỗi 2 tuần, tháo lưới lọc đầu vòi (chỉ cần vặn nhẹ là ra)
Ngâm với giấm pha loãng 10–15 phút
Dùng bàn chải đánh nhẹ → sạch như mới, nước lại xả mượt
Dội nước sôi thẳng vào vòi – kiểu “sạch nhanh cho tiện”
Bạn đang rửa cái nồi dầu, nóng ruột nên múc luôn nước sôi 100°C dội thẳng vô cái chậu. Mà khổ nỗi, nước đi từ vòi mà ra – nó ăn nhiệt trước cái nồi đó.
Bạn đâu biết là đa phần vòi inox thường chỉ chịu được 60–70°C, còn nước sôi 100°C thì “đốt cháy giai đoạn” luôn.
Gioăng cao su bên trong thì chảy nhựa, ống dây giòn, rồi rò nước ngầm lúc nào không hay.
Gợi ý nhẹ:
Rửa đồ dầu mỡ? Lấy nước ấm thôi là đủ
Hoặc nếu bạn hay dùng nước nóng thật → hãy chọn vòi có chức năng nóng lạnh chuyên dụng
Với vòi dây rút: kéo như đi câu cá, xài như đùa với dây điện
Dùng vòi dây rút mà bạn kéo hết cỡ, rồi thả tay cái “bụp” cho nó tự thu về... thì chuẩn bị tinh thần đổi lò xo đi nhé.
Còn tệ hơn nữa là kéo chéo, kéo xoắn, rồi để bị cấn dưới bồn vì chèn xô rác, máy lọc...
Kết quả:
Dây không rút về, cứ lòng thòng
Lúc xoay vòi nghe cộp cộp, rít rít
Đôi khi... rách luôn ống nước bên trong mà bạn không thấy
Dùng sao cho đúng?
Kéo nhẹ nhàng, đúng trục
Không kéo quá dài
Giữ trống không gian dưới bồn ít nhất 25–30cm để dây rút mượt mà như dây kéo đồ hiệu
Chỉnh vài thói quen thôi mà bạn sẽ thấy:
Vòi bền hơn
Ít hư vặt
Cảm giác rửa bát... đỡ bực bội hơn nhiều!
Vòi rửa là món dễ bị xem nhẹ nhất trong bếp – nhưng cũng là một trong những thứ được dùng nhiều nhất mỗi ngày.
Nó không xịn như máy rửa bát, không to như bếp từ, nhưng ngày nào bạn chẳng xoay vòi ít nhất 10 lần?
Mà khi nó hỏng – bạn sẽ thấy ngay sự bất tiện: rửa bát mất hứng, nước bắn tung toé, phải gọi thợ, chờ sửa, tốn tiền.
Thế nên, đừng đợi tới lúc vòi rò rỉ, lỏng tay, kẹt dây mới tá hỏa đi sửa.
Chỉnh lại vài thói quen nhỏ – không mất công, không tốn tiền, mà lại tăng tuổi thọ cái vòi lên gấp đôi.
Và nếu cái vòi nhà bạn đã “chịu đựng” quá lâu rồi... thì có khi cũng đến lúc nâng cấp nhẹ cho nó và cho bạn.